Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu

Năm 2023, Trường ĐHSP Hà Nội 2 thành lập Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu. Dưới đây là nội dung Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vị điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (sau đây gọi tắt là Trung tâm) bao gồm: Chức năng, nhiệm vụ; Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc; Chế độ tài chính, chế độ họp, báo cáo và mối quan hệ công tác của Trung tâm.
  2. Quy chế này áp dụng đối với Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu, Trường ĐHSP Hà Nội 2 và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Vị trí pháp lý

Trung tâm là đơn vị chức năng trực thuộc Trường ĐHSP Hà Nội 2, được thành lập theo Nghị quyết số 76-NQ/HĐT ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng trường Trường ĐHSP Hà Nội 2. Trung tâm không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, tài khoản riêng. Trung tâm là đơn vị hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng quản lý nhà nước, điều hành và tổ chức thực hiện, tác nghiệp công tác sản xuất học liệu và công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Trường.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Điều 3. Chức năng

Trung tâm có các chức năng chính sau:

  1. Tham mưu cho Ban Giám hiệu về chiến lược, kế hoạch và định hướng công tác truyền thông và sản xuất học liệu.
  2. Giúp việc cho Ban Giám hiệu để quản lý, triển khai các hoạt động liên quan đến công tác sản xuất học liệu;
  3. Giúp việc cho Ban Giám hiệu để quản lý, triển khai các hoạt động liên quan đến công tác truyền thông.
  4. Được Hiệu trưởng ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện một số nội dung khác có liên quan, phù hợp với quy định pháp luật.

Điều 4. Nhiệm vụ

  1. Công tác tham mưu

1.1. Xây dựng chiến lược phát triển của Trường về truyền thông và sản xuất học liệu;

1.2. Xây dựng kế hoạch công tác truyền thông và sản xuất học liệu hằng nằm;

1.3. Đề xuất các chính sách để phát triển hoạt động truyền thông và sản xuất học liệu.

  1. Công tác Truyền thông

2.1. Phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức báo cáo thời sự, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông cho các sự kiện của Nhà trường; tham mưu, phối hợp thực hiện cách thức quản bá, truyền thông tuyern sinh; phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng CTCT-HSSV và các đơn vị có liên quan tổ chức truyền thông và tư vấn tuyển sinh;

2.2. Phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức báo cáo thời sự, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông cho các sự kiện của Nhà trường; tham mưu, phối hợp thực hiện cách thức quản bá, truyền thông tuyern sinh; phối hợp với Phòng Đào tạo, Phòng CTCT-HSSV và các đơn vị có liên quan tổ chức truyền thông và tư vấn tuyển sinh;

2.3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức đối với các ấn phẩm, bản tin, website của Nhà trường; chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức thông tin tuyên truyền, phát thanh tuyên truyền; xây dựng chiến lược phát triển học hiệu theo từng giai đoạn phù hợp với mục tiêu phát triển của Nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức các sự kiện truyền thông, quảng bá hình ảnh học hiệu của Nhà trường với xã hội;

2.4. Giúp việc cho Ban Giám hiệu để quản lý, giám sát thông tin trên Website, các trang Fanpage, diễn đàn trên Facebook của Trường và các đơn vị trực thuộc; phối hợp tham gia quản lý, kiểm soát thông tin trên các Web, Fanpage của các đơn vị nhằm đảm bảo tính thống nhất về thông tin và phát huy hình ảnh học hiệu của Nhà trường;

2.5. Tổ chức lưu trữ và khai thác hình ảnh, video của Nhà trường; ghi lịch sử Trường; xây dựng, hoàn thiện, quản lý, bảo dưỡng phòng Truyền thống của Nhà trường (nếu có);

2.6. Tư vấn, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức truyền thông khác để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn;

2.7. Xử lý hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến học liệu và truyền thông như cổng thông tin điện tử và các Website khác do Nhà trường triển khai.

2.8. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong Nhà trường xây dựng nội dung và tổ chức in ấn, xuất bản tạp chí, bản tin, tập san, kỷ yếu ảnh và các ấn phẩm của Nhà trường theo quy định của pháp luật;

2.9. Phối hợp các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông cho các sự kiện của Nhà trường; hỗ trợ các hoạt động truyền thông cho sự kiện của các đơn vị;

2.10. Phối hợp với Phòng Đào tạo và Phòng Công tác Chính trị - Học sinh Sinh viên tổ chức truyền thông và tư vấn tuyển sinh;

2.11. Tổ chức và quản lý mạng lưới cộng tác viên để thu thập tin tức, đưa tin về các hoạt động của Nhà trường trên các phương tiện thông tin của Nhà trường và các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền hình…);

2.12. Phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính để tiếp nhận các nội dung yêu cầu của phóng viên báo chí đến liên hệ làm việc với Nhà trường và liên hệ với các cơ quan báo chí, truyền thông để mời đến đưa tin hoạt động của Nhà trường khi có nhu cầu;

2.13. Chuẩn bị các nội dung và tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác truyền thông ra bên ngoài và tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí khi được yêu cầu và theo sự phân công của Ban Giám hiệu;

2.14. Phối hợp với các đơn vị tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động của Nhà trường để cung cấp thông tin cho báo chí (nếu Ban Giám hiệu yêu cầu);

2.15. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị trong Trường để thiết lập quan hệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm hợp tác, tăng cường uy tín đào tạo, học hiệu của nhà trường và hỗ trợ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học cho sinh viên;

2.16. Tổ chức các cuộc thi nhằm truyền thông, nâng cao hình ảnh học hiệu của Nhà trường;

2.17. Xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu và các bộ qui cách, qui chuẩn học hiệu theo tiêu chuẩn ISO cho Nhà trường; Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu phù hợp với bộ nhận dạng thương hiệu của Nhà trường;

2.18. Phối hợp với Phòng CTCT-HSSV quản lý, giám sát các hình thức tuyên truyên truyền, quảng cáo của các đơn vị bên ngoài khi tổ chức trong khuôn viên của Nhà trường;

2.19. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được giao cho Trung tâm;

2.20. Tham mưu cho Ban Giám hiệu biện pháp xử lý khủng hoảng truyền thông (nếu có);

2.21. Tham mưu thành lập, làm thường trực Ban Biên tập, quản lý trang thông tin điện tử (website) của Trường;

2.22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu phân công và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận.

  1. Công tác sản xuất học liệu

2.1. Phát triển, sản xuất nguồn học liệu phục vụ cho đào tạo, kết nối thống nhất từ sự chuẩn bị sản xuất, biên soạn đến thành phẩm học liệu dành cho đào tạo.

2.2. Tiếp nhận, lưu chiểu các luận văn, luận án, báo cáo tổng kết đề tài/kỷ yếu hội nghị, tài liệu sản phẩm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; các giáo trình, tài liệu học tập, giảng dạy và các tài liệu số khác do cán bộ, giảng viên và sinh viên cua Trường thực hiện;

2.3. Hướng dẫn người học, giảng viên khai thác các nguồn học liệu lưu trữ;

2.4. Giám sát, đánh giá hiệu quả khai thác tài nguyên, học liệu;

2.5. Phối hợp với các đơn vị đảm bảo nhu cầu học liệu cho cán bộ, giảng viên và người học;

2.6. Khảo sát nhu cầu người sử dụng để đè xuất, lựa chọn đối tác cung cấp cơ sở dữ liệu điện tử;

2.7. Số hóa tài liệu, giáo trình được tiếp nhận đẻ xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu nội sinh của Trường, phục vụ định hướng xây dựng, phát triển tài nguyên số/điện tử;

2.8. Khai thác và ứng dụng cơ sở dữ liệu điện tử đáp ứng nhu cầu bạn đọc/người dùng;

2.9. Tìm kiếm, kết nối, khai thác hợp pháp các nguồn thông tin khoa học hữu ích trong và ngoài nước phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học;

2.10. Phát hành Danh mục/Bản tin học liệu giới thiệu tóm tắt các tài nguyên học liệu số của Trường, cung cấp cho các đơn vị trong Trường nội dung tóm tắt của tài liệu, sách, báo, tạp chí, công trình mới;

2.11. Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được giao cho Trung tâm;

2.12. Xây dựng và vận hành bộ tiêu chuẩn ISO cho công tác sản xuất học liệu;

2.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám hiệu phân công và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về tổ chức, triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo nhiệm vụ về công tác sản xuất học liệu.

  1. Công tác phối hợp với cơ quan cấp trên

4.1. Tham mưu, báo cáo về công tác sản xuất học liệu và truyền thông của Nhà trường và các đơn vị ngoài Trường

4.2. Tham gia là thành viên của các tổ chức truyền thông trong và ngoài nước khi được Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ.

 

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ

Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

  1. Ban Giám đốc Trung tâm

Ban Giám đốc gồm 01 Giám đốc

  1. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ

Trung tâm có 02 bộ phận nghiệp vụ đẻ tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Trung tâm là:

  1. a) Bộ phận xây dựng học liệu;
  2. b) Bộ phận truyền thông

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc

  1. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được phân công, ủy quyền phụ trách) và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;
  2. Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm Trung tâm trình Hiệu trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện;
  3. Tổ chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy chế này và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch do Hiệu trưởng giao;
  4. Quản lý, phân công, đánh giá cán bộ viên chức thuộc Trung tâm và thực hiện công tác về nhân sự theo quy định của Trường;
  5. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, quy trình tác nghiệp nội bộ; đề xuất, tổ chức các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm;
  6. Tham mưu cho Hiệu trưởng ký kết các văn bản hợp tác, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ với các đối tác thuộc phạm vi lĩnh vực hoạt động của Trung tâm;
  7. Thường xuyên báo cáo, lĩnh hội, tham mưu và tổ chức thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Hiệu trưởng trong các công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Điều 7. Chế độ làm việc

  1. Đối với Giám đốc Trung tâm

1.1. Trung tâm làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dưới sự chỉ đạo, phụ trách của Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được phân công, ủy quyền phụ trách;

1.2. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm; phân công trách nhiệm giải quyết công việc và nhiệm vụ chuyên môn của các viên chức trong đơn vị.

  1. Đối với cán bộ viên chức

Thực hiện các công việc theo Đề án vị trí việc làm, chịu sự phân công, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Trung tâm; chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ của mình.

 

Chương IV

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ HỌP, BÁO CÁO VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 8. Chế độ tài chính

  1. Hàng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch hoạt động và lập dự toán, dự thu, chi cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao, các dịch vụ, các nguồn tài trợ, dự án về công tác sản xuất học liệu và truyền thông, trình Hiệu trưởng phê duyệt; thực hiện các hoạt động thu, chi về tài chính tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật, theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường ĐHSP hà Nội 2; báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng.
  2. Các khoản chi cho những hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ do Hiệu trưởng giao, được thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước của rường quản lý theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

Điều 9. Chế độ họp, báo cáo

  1. Chế độ họp

1.1. Thực hiện đúng theo quy chế của Trường về giao ban hàng tháng, thực hiện họp theo lịch công tác và họp đột xuất khi cần xin ý kiến giải quyết những công việc phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều đơn vị;

1.2. Chế độ họp, giao ban nội bộ Trung tâm:

Ban Giám đốc Trung tâm thường xuyên tổ chức giao ban tháng, đột xuất để điều hành công việc chung của đơn vị; tổ chức và chủ trì các cuộc họp giao ban thường kỳ, họp sơ kết, tổng kết năm và các cuộc họp đột xuất nếu cần thiết. Nội dung, thời gian và thành phần hội họp do Giám đốc quyết định;

  1. Chế độ báo cáo

2.1. Chế độ báo cáo với Ban Giám hiệu, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện thường xuyên, định kỳ theo quy định chung của Trường và theo các yêu cầu của các cơ quan cấp trên và các báo cáo đột xuất (nếu có);

2.2. Chế độ báo cáo nội bộ trong Trung tâm;

2.3. Tham mưu, báo cáo về công tác sản xuất học liệu và truyền thông của Trường với các dơn vị ngoài Trường; tham mưu, báo cáo các nội dung có liên quan, chuyên đề về công tác học liệu, truyền thông khi Ban Giám hiệu phân công nhiệm vụ.

Điều 10. Mối quan hệ công tác

  1. Đối với viên chức Trung tâm

1.1. Thực hiện theo nguyên tắc: Công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ phận nào thì bộ phân đó chủ trì xử lý; các bộ phận khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trên cơ sở lãnh đạo Trung tâm phân công;

1.2. Tuân thủ đúng nội quy, quy chế của Trường, phối hợp và trao đổi công việc đảm bảo yêu cầu chuyên môn, chất lượng và tiến độ thời gian trong quá trình phối hợp;

1.3. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp, đề cao trách nhiệm của viên chức khi được giao phụ trách công tác phối hợp.

  1. Đối với các đơn vị trong Trường

2.1. Chế độ phối hợp trong triển khai nhiệm vụ được Đảng ủy và Ban Giám hiệu giao, chỉ đạo. Sự phối hợp trên tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, kịp thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trung tâm và các đơn vị trực thuộc hoàn thành nhiệm vụ được giao;

2.2. Giữa Trung tâm với các tổ chức, cá nhân có liên quan: Chế độ phối hợp thông qua các biên bản làm việc, thỏa thuận hợp tác được ký kết hai bên và mối quan hệ khác theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

  1. Giám đốc Trung tâm Sản xuất Học liệu và Truyenf thông có trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định kèm theo Quy chế này và điều hành, phân công công việc cho các viên chức theo đề án vị trí việc làm của Trung tâm.
  2. Trong quá trình thực hiện, tường hợp cần điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế và các quy định mới, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm đề xuất Hiệu trưởng xem xét, quyết định.
  3. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký Quyết định ban hành./.


Tags:


Bài viết khác

Nhân sự Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu

Nhân sự Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu

Hiện tại, nhân sự của Trung tâm Truyền thông và Sản xuất học liệu gồm 06 người, trong đó có 01 giám đốc và 05 chuyên

19/04/2024

Liên kết website